Ý nghĩa màu khăn trong Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể

Ý nghĩa màu khăn trong Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể

Mỗi Đoàn Sinh hay mỗi chức vụ trong Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể sẽ được quy định bởi một chiếc khăn quàng có những đặc điểm riêng biệt. Vì tùy thuộc vào từng chiếc khăn quàng, từng đặc điểm, từng máu sắc, mà chúng sẽ đem lại những ý nghĩa khác nhau. Để tìm hiểu hết những Ý nghĩa màu khăn trong Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể, mời các bạn cùng xưởng may  tham khảo bài viết dưới đây.

Trước tiên, chúng ta sẽ tìm hiểu về Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể, cũng như sự phát triển của Phong trào này tại VIệt Nam nhé.

Ý nghĩa màu khăn trong Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể

I. Phong trào thiếu nhi Thánh Thể là gì?

1. Phong trào thiếu nhi Thánh Thể ra đời như thế nào?

Thiếu nhi Thánh Thể là một phong trào của Công giáo, phong trào bắt nguồn từ Hội Cầu nguyện ở Pháp, được khởi xướng bởi các linh mục Léonard Cros và Ramadière vào năm 1865. Vì phong trào bảo vệ tâm hồn của các thiếu nhi khỏi những phong trào trần tục hóa, đang dần lan tràn trong các trường học Công giáo của Pháp, hai linh mục Léonard Cross và Ramadiere đã quy tụ các em thiếu nhi thành một đoàn thể có tổ chức và mệnh danh là Đạo Quân riêng của Đức Giáo Hoàng.

Năm 1910, Giáo hoàng Piô X vì mong muốn thiếu nhi được rước lễ lần đầu sớm, nên Phong trào Nghĩa Binh Thánh Thể được chính thức thành lập tại Pháp năm 1917. Phong trào phong trào trực thuộc Hội Tông Đồ Cầu Nguyện.

Ý nghĩa màu khăn trong Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể

2. Phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể tại Việt Nam

Dựa vào những kết quả có được từ Phong trào Nghĩa Bình Thánh Thể ở Pháp, năm 1929, linh mục Dòng Xuân Bích đã đưa Phong trào này vào Việt Nam, phong trào được thành lập đầu tiên tại Hà Nội vào năm 1929. Vào những năm tiếp theo, phong trào Nghĩa Bình Thánh Thể tiếp tục được thành lập tại một số tỉnh khác như:

  • Năm 1931: Huế, Sài Gòn.
  • Năm 1932: Phát Diệm, Thanh Hoá.
  • Năm 1935: Vinh, Vĩnh Long.
  • Năm 1936: Quy Nhơn.
  • Năm 1937: Thái Bình, Bùi Chu.
  • Năm 1951: Mỹ Tho, Xuân Lộc, Phú Cường.

Tiếp những năm sau đó, Phong trào Nghĩa Bình Thánh Thể tại Việt Nam đã có những mốc thay đổi quan trọng:

  • Năm 1954, đất nước vì chiến tranh nên người dân đã đi cư vào miền Nam rất nhiều, phong trào Nghĩa Bình Thánh Thể được mọi người duy trì và tiếp tục phát triển tại những vùng đã đi cư.
  • Năm 1957, cha Micael Nguyễn Khắc Ngữ đã được Hội đồng Giám Mục Việt Nam bổ nhiệm làm Tổng Tuyên Uý đầu tiên, của Phong trào Nghĩa Bình Thánh Thể.
  • Năm 1964, cha Phaolô Nguyễn Văn Thảnh được bổ nhiệm làm Tổng Tuyên Uý thay cho cho cha Micael Micael Nguyễn Khắc Ngữ.
  • Năm 1965, sau khi Bản Nội Quy Thống Nhất được ban hành, Nghĩa Binh Thánh Thể đã được đổi tên thành Phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam.
  • Năm 1972, đánh dấu sự trưởng thành của Phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể, Đại hội Thiếu Nhi Thánh Thể Toàn Quốc đã được tổ chức tại Bình Triệu, gần 2000 Huỵnh trưởng từ các Giáo Phận trên toàn quốc về tham dự.
  • Năm 1974, Cha Giuse Vũ Đức Thông được bổ nhiệm làm Tổng Tuyên Uý, vì cha Phaolô Nguyễn Văn Thảnh có vấn đề không tốt về sức khỏe.
  • Năm 1975, Phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể đã có hơn 140.000 đoàn sinh; 3.800 huynh trưởng các cấp hoạt động trong 650 giáo xứ của 13 giáo phận trên toàn quốc.
  • Sau khi đất nước hòa bình, 30/4/1975, Phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể hoạt động không mạnh mẽ, chỉ có những bộ phận cốt lõi dưới hình thức các lớp Giáo Lý mới hoạt động và sinh hoạt.

Từ năm 1990 đến nay, sau khi đất nước và xã hội đã ổn định, Phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể đã dần hoạt động trở lại, và ngày càng phát triển mạnh hơn.

 

2. Phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể tại Việt Nam
Dựa vào những kết quả có được từ Phong trào Nghĩa Bình Thánh Thể ở Pháp, năm 1929, linh mục Dòng Xuân Bích đã đưa Phong trào này vào Việt Nam, phong trào được thành lập đầu tiên tại Hà Nội vào năm 1929. Vào những năm tiếp theo, phong trào Nghĩa Bình Thánh Thể tiếp tục được thành lập tại một số tỉnh khác như:

Năm 1931: Huế, Sài Gòn.
Năm 1932: Phát Diệm, Thanh Hoá.
Năm 1935: Vinh, Vĩnh Long.
Năm 1936: Quy Nhơn.
Năm 1937: Thái Bình, Bùi Chu.
Năm 1951: Mỹ Tho, Xuân Lộc, Phú Cường.
Tiếp những năm sau đó, Phong trào Nghĩa Bình Thánh Thể tại Việt Nam đã có những mốc thay đổi quan trọng:

Năm 1954, đất nước vì chiến tranh nên người dân đã đi cư vào miền Nam rất nhiều, phong trào Nghĩa Bình Thánh Thể được mọi người duy trì và tiếp tục phát triển tại những vùng đã đi cư.
Năm 1957, cha Micael Nguyễn Khắc Ngữ đã được Hội đồng Giám Mục Việt Nam bổ nhiệm làm Tổng Tuyên Uý đầu tiên, của Phong trào Nghĩa Bình Thánh Thể.
Năm 1964, cha Phaolô Nguyễn Văn Thảnh được bổ nhiệm làm Tổng Tuyên Uý thay cho cho cha Micael Micael Nguyễn Khắc Ngữ.
Năm 1965, sau khi Bản Nội Quy Thống Nhất được ban hành, Nghĩa Binh Thánh Thể đã được đổi tên thành Phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam.
Năm 1972, đánh dấu sự trưởng thành của Phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể, Đại hội Thiếu Nhi Thánh Thể Toàn Quốc đã được tổ chức tại Bình Triệu, gần 2000 Huỵnh trưởng từ các Giáo Phận trên toàn quốc về tham dự.
Năm 1974, Cha Giuse Vũ Đức Thông được bổ nhiệm làm Tổng Tuyên Uý, vì cha Phaolô Nguyễn Văn Thảnh có vấn đề không tốt về sức khỏe.
Năm 1975, Phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể đã có hơn 140.000 đoàn sinh; 3.800 huynh trưởng các cấp hoạt động trong 650 giáo xứ của 13 giáo phận trên toàn quốc.
Sau khi đất nước hòa bình, 30/4/1975, Phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể hoạt động không mạnh mẽ, chỉ có những bộ phận cốt lõi dưới hình thức các lớp Giáo Lý mới hoạt động và sinh hoạt.
Từ năm 1990 đến nay, sau khi đất nước và xã hội đã ổn định, Phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể đã dần hoạt động trở lại, và ngày càng phát triển mạnh hơn.

Khi mới thành lập, Nghĩa Bình Thánh Thể có cơ cấu tổ chức bao gồm: Tiền Binh, Trung Binh, Hậu Binh. Khi phong trào được hoạt đông theo nội quy mới, thì Thiếu Nhi Thánh Thể được phân chia theo từng độ tuổi khác nhau, và theo ngành bào gồm:

  • Ngành Chiên con: Trẻ em 3 đến 5 tuổi.
  • Ngành Ấu nhi: Trẻ em từ 6 đến 10 tuổi.
  • Ngành Thiếu nhi: Thiếu niên từ 11 đến 13 tuổi.
  • Ngành Nghĩa sĩ: Thiếu niên từ 14 đến 16 tuổi
  • Ngành Hiệp sĩ: Thiếu niên từ 17 đến 18 tuổi.

Trong mỗi ngành sẽ có đội viên, đội phó, đội trưởng. Ngoài ra, còn có những người chỉ huy và phụ trợ bao gồm huấn luyện viên, huynh trưởng, tuyên úy, trợ tá, dự trưởng. Mỗi người sẽ được phân biệt bởi màu sắc của chiếc khăn quàng trên cổ. Mỗi màu sắc được tạo ra với mục đích và ý nghĩa khác nhau.

 

Ý nghĩa màu khăn trong Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể

II. Ý nghĩa màu khăn trong phong trào thiếu nhi Thánh Thể

Khăn trong phòng trào thiếu nhi Thánh Thể sẽ có từng ý nghĩa khác nhau, tùy thuộc vào màu sắc của chúng. Và ý nghĩa các màu khăn thiếu nhi Thánh Thể sẽ được quy định như sau:

1. Khăn Chiên Non

a. Đặc điểm

Khăn Chiên Non – Khối Giáo lý Đồng cỏ non dành cho trẻ em từ 3 tuổi đến 6 tuổi. Khăn quàng có màu hồng và ở sau có hình thập giá Chúa Kito màu vàng. Khăn Chiên non có kich thước các cạnh tương ứng là 100cm × 75cm × 70cm, hình Thập Giá vàng được tạo hình theo kích thước của một ô vuông có cạnh là 4cm.

  • Khăn Đội trưởng, Đội phó: Có viền, viền màu vàng có độ rông 1cm, và cách mép khăn 1cm.
  • Khăn Đội viên: Không có viền.

b. Ý nghĩa

Màu hồng của khăn Chiên Non thể hiện cho sự ngây thơ, trong sáng của thiếu nhi. Không những vậy, màu hồng còn là sự trong trắng, những suy nghĩ đơn giản mà lứa tuổi này có được.

2. Khăn Quàng Ấu Nhi

a. Đặc điểm

Khăn Quàng Ấu Nhi – Khối Giáo lý chuẩn bị xưng tôi rước lễ dành cho thiếu nhi có độ tuổi từ 7 tuổi đến 9 tuổi. Khăn quàng có màu xanh lá mạ, hình thập giá Chúa Kito màu vàng. Khăn có kích thước lần lượt là 100cm × 75cm × 70cm, hình Thập Giá vàng được tạo hình theo kích thước của một ô vuông có cạnh là 4cm.

  • Khăn Đội trưởng: Khăn có 2 viền vàng.
  • Đội phó: Khăn 1 viền màu vàng có độ rông 1cm, và cách mép khăn 1cm.
  • Khăn Đội viên: Không có viền.

b. Ý nghĩa

Màu xanh của khăn quàng trong phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể tượng trưng cho màu của mầm non chớm nở. Với màu sắc này, chiếc khăn như nhắc nhở rằng các em cần phải được hướng dẫn, cũng như được giáo dục theo tinh thần ấu thơ của Chúa Giêsu. Tất cả phải vâng lời, ngoan ngoãn, biết yêu thương và dễ dạy dỗ.

3. Khăn quàng Thiếu Nhi

a. Đặc điểm

Khăn Quàng Thiếu Nhi – Khối Giáo lý Thêm sức dành cho thiếu nhi từ 10 tuổi đến 13 tuổi. Khăn có màu xanh nước biển, hình thập giá Chúa Kito màu vàng. Khăn có kích thước lần lượt là 110cm × 80cm × 75cm, hình Thập Giá vàng được tạo hình theo kích thước của một ô vuông có cạnh là 5cm.

  • Khăn Đội trưởng: Khăn có 2 viền vàng.
  • Đội phó: Khăn 1 viền màu vàng có độ rông 1cm, và cách mép khăn 1cm.
  • Khăn Đội viên: Không có viền.

  • Khăn Đội trưởng: Khăn có 2 viền vàng.
  • Đội phó: Khăn 1 viền màu vàng có độ rông 1cm, và cách mép khăn 1cm.
  • Khăn Đội viên: Không có viền.

b. Ý nghĩa

Màu xanh nước biển trong phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể tượng trưng cho sức sống vươn lên mạnh mẽ, thể hiện một tương lai tươi sáng với những hy vọng lớn, và cần các em phải hy sinh để vượt qua được những gian khó đó một cách anh hùng nhất.

4. Khăn Quàng Nghĩa Sĩ

a. Đặc điểm

Khăn Quàng Nghĩa Sĩ – Khối Giáo lý Bao đồng và Vào đời dành cho các em có độ tuổi từ 14 tuổi – 17 tuổi. Khăn có màu vàng nghệ, hình thập giá Chúa Kito có màu đỏ. Khăn có kích thước lần lượt là 120cm × 80cm × 85cm, hình Thập Giá đỏ được tạo hình theo kích thước của một ô vuông có cạnh là 5cm.

  • Khăn Đội trưởng: Khăn có 2 viền đỏ.
  • Đội phó: Khăn 1 viền màu đỏ có độ rông 1cm, và cách mép khăn 1cm.
  • Khăn Đội viên: Không có viền.

b. Ý nghĩa

Màu vàng của khăn Quàng Nghĩa Sĩ trong phong trào thiếu nhi Thánh Thể tượng trưng cho sự khuất phục trong niềm tin yêu chói ngời, giúp các em luôn hãnh diện với sự thắng lợi của mình trong mọi hoàn cảnh. Ngoài ra, màu vàng còn tượng trưng cho màu của bình minh, là màu sắc soi đường chỉ lối, nhắc nhở các em luôn phải có tinh thần yêu thương, phải phấn đấu để trở thành một con người tốt.

5. Khăn Quàng Hiệp Sỹ

a. Đặc điểm

Khăn Quàng Hiệp sỹ trong phong trào thiếu nhi Thánh Thể được dùng cho những em từ 18 tuổi trở lên. Khăn Quàng Hiệp Sỹ có màu nâu đất, hình thập giá Chúa Kito có màu vàng. Để được đeo khăn Quàng Hiệp Sỹ, các dự tuyển phải tham dự và hoàn tất khóa chứng nhân (Theo Quy Chế Huấn Luyện hiện hành)

  • Khăn Đội trưởng: Có 2 viền, viền màu vàng có độ rông 1cm, và cách mép khăn 1cm.
  • Khăn Đội phó: Có 1 viền, viền màu vàng có độ rông 1cm, và cách mép khăn 1cm.
  • Khăn Đội viên: Không có viền.

b. Ý nghĩa

Màu nâu của khăn Choàng Hiệp Sỹ tượng trưng cho dòng máu đức tin của các Thánh Tử Đạo, đã đổ ra và chảy vào lòng đất mẹ. Chiếc khăn nói lên được lòng trung thành của người đeo đối với đất nước, cũng như thể hiện được tình yêu đối với Thiên Chúa.

6. Khăn Quàng Dự Trưởng/Huynh Trưởng

a. Đặc điểm

Khăn Quàng Dự Trưởng/Huynh Trưởng là khăn được sử dụng cho Dự Trưởng/Huynh Trưởng các cấp. Khăn có màu đỏ, hình thập giá Chúa Kito có màu vàng. Khăn có kích thước lần lượt là 135cm × 90cm × 85cm, hình Thập Giá vàng được tạo hình theo kích thước của một ô vuông có cạnh là 6cm.

b. Ý nghĩa

Màu đỏ trên khăn của quàng của Dự trưởng và khăn quàng của Huynh Trưởng tượng trưng cho sức sống mạnh mẽ, màu của sự hy sinh, sức sống tràn đầy, là màu của sự cống hiến, dám hy sinh bản thân để phục vụ cho Chúa, cho các em thiếu nhi. Viền màu vàng trên khăn Quàng Huynh Trưởng còn tượng trưng cho niềm vui mừng và hy vọng.

7. Khăn quàng Huấn Luyện Viên

a. Đặc điểm

Khăn quàng Huấn Luyện Viên có màu tím, màu viền của khăn sẽ dựa vào màu của 3 cấp là Nghĩa, Thiếu và Ấu:

  • Huấn Luyện Viên Sơ Cấp: Khăn màu tím một viền vàng.
  • Huấn Luyện Viên Trung Cấp: Khăn màu tím có hai viền là viền vàng và xanh biển đậm.
  • Huấn Luyện Viên Cao Cấp: Khăn màu tím có ba viền bao gồm viền vàng, viền xanh biển đậm và xanh lá mạ.Ý nghĩa màu khăn trong Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể

b. Ý nghĩa

Màu tím trên khăn choàng Huấn Luyện Viên tượng trưng cho sự hy sinh của bản thân, trong niềm vui tươi và tràn đầy hy vọng. Màu tím nhắc nhở người Huấn Luyện Viên phải luôn tâm huyết, hy sinh, không quản khó khăn để bảo vệ và duy trì sự phát triển của Phong Trào.

8. Khăn Quàng Tuyên Úy

a. Đặc điểm

Khăn Quàng Tuyên Uý có màu trắng, viền vàng, phía sau hình thập giá chúa Kito màu vàng. Hình Thập Giá vàng được tạo hình theo kích thước của một ô vuông có cạnh là 6cm.

b. Ý nghĩa

Màu trắng của khăn quàng Tuyên Úy là biểu tượng cho sự trong sáng, là niềm hy vọng, là niềm tin chiến thắng. Chức vụ Tuyên Úy trong Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể cũng đóng một vai trò rất quan trọng, vì vậy niềm tin chiến thắng và sự thành công của Phong Trào phụ thuộc rất nhiều vào những người Tuyên Úy. Bên cạnh đó, màu vàng là màu của ánh nắng bình minh, là sự soi đường, dẫn lối cũng như thể hiện được trách nhiệm cao cả của Tuyên Úy trong vài trò lãnh đạo Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể ngày càng phát triển và đi lên.

9. Khăn Quàng Trợ Úy

a. Đặc điểm

Khăn Quàng Trợ Uý có màu đỏ viền trắng, phía sau có hình thập giá chúa Kito màu trắng. Hình Thập Giá trắng được tạo hình theo kích thước của một ô vuông có cạnh là 6cm.

b. Ý nghĩa

Màu đỏ của khăn Quàng Trợ Úy tượng trưng cho sự hiến tế, cho sự sẵn sàng chiến đấu và hy sinh vì Phong trào chung của tổ chức. Viền trắng trên khăn thể hiện cho niềm hy vọng, cũng như sự nhẫn nại của một người Trợ Úy trong Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể.

10. Khăn Quàng Trợ Tá

a. Đặc điểm

Khăn Quàng Trợ Tá có nền khăn màu đỏ, viền màu xanh nước biển, phía sau có hình Thập Giá chúa Kito màu vàng.

b. Ý nghĩa

Màu đỏ khăn Quàng Trợ Úy là màu của sự hy sinh, và lòng hy sinh nhẫn nại phục vụ. Viền xanh nước biển tượng trưng cho màu của Thiếu Nhi, nói lên lòng quảng đại phục vụ các em Thiếu Nhi của người Trợ Tá.

 

 

 

Facebook Comments Box

CÔNG TY MAY ÁO CÔNG GIÁO

“CHÚNG TÔI LÀM VIỆC VỚI TẤT CẢ SỰ NHIỆT TÂM”

Quý Cha, quý anh chị trong ban giới trẻ, ban ca đoàn, huynh trưởng… bạn đang có nhu cầu đặt may đồng phục cho giáo xứ, giáo họ của mình. Quý vị đang tìm kiếm một cơ sở may chuyên về áo công giáo. Quý vị đang gặp khó khăn khi tìm kiếm một công ty may đồng phục uy tín và giá cả cạnh tranh. Công ty may ÁO CÔNG GIÁO sở hữu hơn 12 năm kinh nghiệm và tâm huyết trong lĩnh vực may mặc nói chung và MAY ĐỒNG PHỤC CÔNG GIÁO nói riêng. Chúng tôi chắc chắn sẽ giúp quý vị tiết kiệm tối đa thời gian công sức và chi phí mà vẫn có được những bộ đồng phục bền đẹp và chất lượng nhất.

Liên hệ và đặt hàng:
Zalo: 0365.234.717
Facebook: Xưởng May Áo Lễ Linh Mục – Lễ Phục Công Giáo

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *